Home Fulfillment Reverse Logistics là gì? Quy trình và Ưu điểm 

Reverse Logistics là gì? Quy trình và Ưu điểm 

by orderfulfillment

Reverse Logistics là một trong những quy trình mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vượt trội. Vậy Reverse Logistics là gì và có những ưu – nhược điểm như thế nào? Quy trình thực hiện của Reverse Logistics có phức tạp không? Nếu bạn quan tâm đến quy trình này, hãy cùng Order Fulfillment Vietnam tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Reverse Logistics là gì?  

Reverse Logistics hay còn gọi là Logistics ngược chính là quá trình đưa ra kế hoạch, thực hiện và quản lý chặt chẽ dòng chảy của nguyên liệu và những thông tin liên quan đến nguyên liệu đó từ nơi tiêu thụ đến nơi xuất xứ nhằm xử lý hoặc thu hồi giá trị một cách hợp lý.

Thu hồi sản phẩm, hàng hóa là một trong những công việc quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất. Chính vì thế, logistics ngược sẽ giúp công ty có thể thu hồi hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo về kinh tế, doanh thu và tăng trải nghiệm của khách hàng. Những đóng góp của Reverse Logistics sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế của thương hiệu trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.

Quy trình này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và tăng lợi thế cạnh tranh của thương hiệu mình trên thị trường.

Ngoài ra, khả năng tiết kiệm chi phí cũng là một trong những vai trò của logistics ngược mang đến cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng hiệu quả quy trình này, họ sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí như: Tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư cho nguyên vật liệu vì nay đã được tái chế, tái sử dụng; giảm chi phí bao vì vì có thể tái sử dụng nhiều lần; thu hồi lại một phần giá trị của những sản phẩm đã bị loại bỏ; bán lỗ sản phẩm để thu hồi vốn,…

Có thể thấy rằng, việc doanh nghiệp hiểu được reverse logistics là gì và áp dụng thành công quy trình này có thể giúp thương hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ giúp kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Reverse Logistics mang đến ưu thế cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp

Mục đích sử dụng Reverse Logistics

Reverse Logistics hiện được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi hàng hóa mà họ cung cấp có khả năng di chuyển từ điểm sản xuất đến nơi phân phối và có khả năng quay trở lại điểm xuất phát ban đầu. Người ta thường sử dụng Reverse Logistics để thu hồi giá trị của sản phẩm hoặc loại bỏ nó, đồng thời đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng với sản phẩm và sẽ mua sắm lặp lại trong tương lai.

Khi các công ty hiểu về tầm quan trọng của việc sử dụng logistics ngược là gì thì họ có thể gây dựng được lòng tin từ khách hàng đối với doanh nghiệp và sẽ mua sắm lặp lại nhiều lần, từ đó có thể giảm thiểu tối đa những thiệt hại liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Quy trình Reverse Logistics

Logistics ngược được mệnh danh là một trong những quy trình mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong kinh doanh. Theo đó, quy trình logistics ngược không quá phức tạp, bao gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1 – “Tập hợp hàng hóa”: Đây là hoạt động thu hồi lại những mẫu mã hàng hóa bị hư hỏng, không bán được vận chuyển về địa điểm thu hồi.
  • Bước 2 –  “Kiểm tra hàng hóa”: Sau khi hàng hóa được thu hồi về địa điểm tập kết, đơn vị sản xuất sẽ thực hiện các bước kiểm tra chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa.
  • Bước 3 – “Xử lý hàng hóa”: Sau khi thực hiện các thao tác trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra các phương án xử lý hàng hóa như sau:
    • Bán lại hoặc tái sử dụng sản phẩm.
    • Sửa chữa, sản xuất lại hoặc tháo dỡ lấy các bộ phận, linh kiện bên trong để phục vụ cho quá trình sản xuất những sản phẩm khác.
    • Loại bỏ sản phẩm lỗi, sản phẩm quá hạn bằng các phương pháp hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Bước 4 – “Phân phối lại hàng hóa”: Sau khi đã trải qua các bước xử lý như trên, hàng hóa sẽ được phân phối lại bình thường trên thị trường.
Quy trình thực hiện logistics ngược không quá phức tạp

Quy trình thực hiện logistics ngược không quá phức tạp

Các bước thực hiện Logistics ngược

Để thực hiện logistics ngược hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm thật rõ các bước thực hiện. Vậy các bước thực hiện Logistic ngược là gì?

Quy trình thực hiện

Quá trình logistics ngược bắt đầu khi người tiêu dùng đưa ra yêu cầu họ muốn trả lại hàng hóa. Bước này sẽ bao gồm thao tác ủy quyền hoàn trả hàng hóa và xác định chất lượng, tình trạng của hàng hóa.  Đồng thời, quá trình này cũng liên quan mật thiết đến việc lên lịch cho các chuyến hàng trả lại, hoàn trả tiền hay thay thế những hàng hóa có vấn đề.

Đối phó với hàng hóa bị hoàn trả

Sau khi sản phẩm bị hoàn trả đến địa điểm sản xuất hoặc địa điểm xử lý tập trung, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ và phân loại thành những danh mục trả hàng khác nhau dựa trên các tùy chọn xử lý như: Bán lại như sản phẩm mới, bán lại dưới dạng hàng trả lại, sửa chữa, tái chế, tân trang hoặc loại bỏ thành phế liệu.

Giữ lợi nhuận di chuyển

Doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí và giữ lợi nhuận di chuyển bằng cách gửi các mặt hàng có thể sửa chữa, phục hồi cho những đơn vị sửa chữa.

Sửa chữa

Sau khi kiểm tra thật kỹ và phân loại các sản phẩm có thể sửa chữa, doanh nghiệp cần đưa chúng đến khu vực sửa chữa hoặc liên hệ với bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ này để phục hồi chúng lại như mới. Nếu không thể sửa chữa được nữa thì doanh nghiệp hãy bán bất cứ bộ phận nào có thể bán được.

Tái chế

Với những mặt hàng, sản phẩm không thể sửa chữa, tái sử dụng hoặc bán lại, doanh nghiệp hãy gửi những hàng hóa đó đến khu vực để tái chế thành những sản phẩm khác.

Doanh nghiệp có thể tái chế sản phẩm thu hồi thành những sản phẩm mới

Doanh nghiệp có thể tái chế sản phẩm thu hồi thành những sản phẩm mới

Ưu điểm của Reverse Logistics

Ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng Reverse Logistics khi kinh doanh bởi quy trình này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ

Nếu khách hàng mua phải một mặt hàng bị lỗi thì việc doanh nghiệp áp dụng chính cách thu hồi hàng và đổi trả sản phẩm hợp lý sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng với trải nghiệm mua hàng và vẫn lựa chọn doanh nghiệp cho những lần mua sắm sắp tới. Đây được coi là một nghệ thuật giữ chân khách hàng cực kỳ hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng khi kinh doanh.

Tiết kiệm chi phí

Khi thu hồi hàng hóa, một số chi phí như vận chuyển, dự trữ, sửa chữa sẽ tăng lên. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt quy trình Reverse Logistics thì một số khoản phí sẽ được tiết kiệm đáng kể khi tái sử dụng nguyên liệu, bán lại sản phẩm hoặc bán ra các linh kiện để thu lại doanh thu. Nhìn chung, logistics ngược tại Việt Nam chính là một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp tận dụng các tài nguyên vốn có, tiết kiệm kha khá chi phí và thu về lợi nhuận.

Bảo vệ môi trường

Với Reverse Logistics, doanh nghiệp có thể chọn lọc ra những sản phẩm có thể khắc phục lỗi để bán lại ra thị trường, bên cạnh đó cũng có những sản phẩm cần phải tiêu hủy. Tùy thuộc vào nguyên liệu và tính chất hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những cách xử lý phù hợp để hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường.

Logistics ngược cũng là một cách bảo vệ môi trường

Logistics ngược cũng là một cách bảo vệ môi trường

Nhược điểm của Reverse Logistics 

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì logistics ngược cũng có nhiều nhược điểm cần khắc phục. Hạn chế của logistics ngược phải kể đến chính là việc dự báo nhu cầu sản phẩm trở nên khó khăn, tốn chi phí vận chuyển từ nhiều điểm về điểm xử lý, giá thành và chất lượng sản phẩm không đồng nhất.

Ngoài ra, khi sử dụng Logistics ngược, doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro khi chất lượng sản phẩm hoàn về không đồng nhất, bao bì không còn nguyên vẹn, không thể thu hồi hoàn toàn giá trị sản phẩm và không thể giám sát chi phí trực tiếp.

Ví dụ về Logistics ngược

H&M là một trong những thương hiệu thời trang áp dụng rất thành công quy trình Logistics ngược trong kinh doanh. Thương hiệu này đã khuyến khích những khách hàng của họ mang bất cứ loại quần áo cũ nào đến trực tiếp cửa hàng để đổi lấy những voucher giảm giá.

Sau khi thu hồi những chiếc quần áo cũ này, họ sẽ tái chế chúng trở thành những bộ quần áo mới giúp giảm thiểu sự lãng phí và tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây là một ý tưởng cực kỳ hay ho khi H&M đã giúp kết nối người dùng với thương hiệu bằng cách trao đi sản phẩm mà mình không cần thiết để nhận lại lợi ích khác, đồng thời khuyến khích người dùng sử dụng voucher để mua hàng của thương hiệu, giúp tăng doanh thu hiệu quả.

H&M là một thương hiệu áp dụng thành công logistics ngược

H&M là một thương hiệu áp dụng thành công logistics ngược

Một ví dụ về logistics ngược khác đó chính là Amazon – một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Tập đoàn đã rất thành công khi áp dụng Logistics ngược để thực hiện chính sách hoàn trả và đổi miễn phí với một số sản phẩm khi khách hàng đưa ra được lý do chính đáng. Amazon đã không trực tiếp xử lý Logistics ngược mà liên kết với bên thứ ba, chính là những đơn vị vận chuyển. 

Với chính sách này, Amazon đã có được lòng tin của khách hàng và khuyến khích những nhà bán hàng trên trang của họ cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất để hạn chế tình trạng bị trả lại hoặc đổi sản phẩm hơn.

Trên đây là một số thông tin về Reverse Logistics chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ hỗ trợ bán hàng hiệu quả, đạt lợi nhuận cao thì hãy liên hệ với Order Fulfillment Vietnam để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Thông tin liên hệ

You may also like

Leave a Comment