Lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử ngày nay không ngừng phát triển, đòi hỏi sự đổi mới liên tục của ngành Logistics. Và E-Logistics đã khẳng định được vai trò nhờ quản lý hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến mang đến nhiều tiện lợi. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về E-Logistics qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Contents
E-Logistics là gì?
Logistics được xem là cầu nối quan trọng của hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Và trong thời đại công nghệ thông tin, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, E-Logistics được nhiều người đánh giá cao nhờ mang đến nhiều tiện lợi. Vậy E-Logistics là gì bạn đã biết chưa?

E-Logistics ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng
Khác với Logistics truyền thống, E-Logistics là hoạt động quản lý hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức thông qua trực tuyến. E-Logistics bao gồm tất cả những hoạt động có chung mục đích hỗ trợ hàng hóa từ địa điểm cung ứng đến nơi tiêu dùng. Khi thương mại điện tử bùng nổ, đây là yếu tố tạo nên lợi nhuận khủng cho các doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán điện tử.
Hiện nay, có khoảng 40% chi phí bán hàng qua mạng tập trung giai đoạn sau khi khách nhấn mua hàng. Khi khách hàng trở thành người mua thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu hoạt động E-Logistics. Có thể nói, E-Logistics trong thương mại điện tử là hoạt động cần thiết với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, hạn chế những tổn thất do quản lý không tối ưu.
Những ưu điểm của E-Logistics
E- Logistics ra đời giải quyết được rất nhiều trong hoạt động phân phối và giao dịch trực tuyến. Đây là giải pháp giúp hoạt động lưu kho, chuẩn bị đơn và giao hàng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Một số ưu điểm mà E-Logistics mang đến gồm có:

E-Logistics mang đến nhiều ưu điểm so với Logistics truyền thống
E-Logistics hỗ trợ tối ưu hóa chuỗi cung ứng dưới hình thức 3 dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính.
- Dòng chảy hàng hóa: Sử dụng E-Logistics giúp hàng hóa từ nhà sản xuất, cung cấp đến tay khách hàng nhanh chóng hơn, đảm bảo chất lượng, số lượng nguyên vẹn.
- Dòng chảy thông tin: E-Logistics tối ưu quá trình nhận đơn đặt hàng và giao hàng, quá trình vận chuyển của hàng hóa cũng như các chứng từ liên quan cũng sẽ được theo dõi liên tục.
- Dòng chảy tài chính: Tối ưu hoạt động thanh toán của khách hàng với các nhà cung cấp, sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp
Với E-Logistics, giá trị doanh nghiệp sẽ được tối ưu và nâng cao ở các yếu tố sản phẩm, dịch vụ, giao tiếp và biểu tượng.
- E-Logistics giúp các đặc điểm, chức năng sản phẩm được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả và theo chiều hướng tích cực.
- Áp dụng E-Logistics, các doanh nghiệp được hỗ trợ tối ưu các dịch vụ bảo hành, sửa chữa.
- Quá trình giao tiếp, trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng sẽ được nâng cao nhờ tính nhanh chóng.
- Khi xây dựng, vận hành E-Logistic trong thương mại điện tử hiệu quả, thành công, giá trị và độ uy tín của thương hiệu sẽ được nâng tầm.
Hỗ trợ hoạt động phân phối và giao dịch trực tuyến
Trước đây, việc phân phối, giao dịch thường phải phụ thuộc vào thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, với hệ thống E-Logistics giúp những hoạt động này trở nên thuận tiện hơn bởi khách hàng có thể truy cập thông tin hàng hóa cũng như kết nối giao dịch qua các thiết bị điện tử.
Những nhà sản xuất, bán lẻ có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng để đáp ứng những mong muốn của họ ngay lập tức. Hơn hết, hệ thống E-Logistics còn tạo ra lợi thế về giá cũng như chi phí cho các hoạt động sản xuất, lưu kho và phân phối của doanh nghiệp.
Vai trò của E-logistics
E-Logistics là gì và có những ưu điểm gì khi xây dựng đã được làm rõ ở những nội dung trên. Để giúp bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ này, dưới đây là những vai trò quan trọng mà E-Logistics đảm nhiệm trong các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Đối với việc chuẩn bị đơn hàng: Để tăng năng suất cung ứng, sự chính xác cũng như nâng cao hiệu quả bán hàng và giảm thời gian chờ đợi hàng của khách thì mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa là cực kỳ quan trọng.
Đối với việc lưu kho: E-Logistics hỗ trợ tối đa quá trình nhận và kiểm tra hàng hóa, gắn mã và phân loại hàng hóa nhằm đảm bảo thời gian quản lý, duy trì dự trữ chính xác. Tuy nhiên đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng các trang thiết bị, máy móc tự động kết hợp sử dụng hệ thống quản lý kho hiện đại.
Đối với hoạt động giao hàng: Nếu như các doanh nghiệp B2C có thể tiến hành giao hàng khi đủ chi phí, kinh nghiệm thiết lập và đạo tạo đội ngũ giao hàng thì doanh nghiệp nhỏ cần có sự trợ giúp từ công ty Logistics thứ ba. Các nhà bán lẻ B2C cũng sẽ dùng một số phương thức giao hàng quyết định số lượng dịch vụ Logistics vào các giao dịch điện tử.
Đối với việc giao hàng đến địa chỉ người mua: Vai trò quả E-Logistics gồm có mua trực tuyến, ship to store, giao hàng tận nhà… Hệ thống E-Logistics sẽ hỗ trợ hàng hóa giao đến vị trí theo yêu cầu khách hàng để mang lại sự thuận lợi.
Đối với hoạt động giao hàng ở kho người bán: E-Logistics có thể hướng khách hàng đến tận kho của nhà cung cấp để lấy hàng. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể mua trực tuyến, pick-up in-store…
Đối với Dropshipping: E-logistics là mô hình tối ưu hỗ trợ doanh nghiệp mua sản phẩm từ người bán và chuyển đến các khách hàng của họ. Theo đó, nhà bán lẻ B2C chỉ hợp tác với các nhà cung cấp có thể vận chuyển cũng như liệt kê danh mục hàng hóa có sẵn.
Khi nhận được đơn hàng sẽ chuyển trực tiếp tới nhà sản xuất, cung cấp để thực hiện. Sau đó sản phẩm sẽ được xuất nhà kho và đến tận tay khách hàng, doanh nghiệp chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng đó. Từ đó, có thể thấy E-Logistics là công cụ giúp liên kết hoạt động chuỗi giá trị toàn cầu.
Các loại dịch vụ E-logistics
E-Logistics hiện nay được phân thành nhiều loại nhằm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lĩnh vực thương mại điện tử. Các loại dịch vụ E-Logistics phổ biến gồm có:
- Dịch vụ chuyển phát nhanh: Kinh tế phát triển trực tiếp tác động đến nhu cầu chuyển gửi hàng hóa nhanh chóng ngày càng tăng cao. Do đó, các dịch vụ chuyển phát nhanh được chú trọng đầu tư cũng như xuất hiện ngày càng nhiều. Đây cũng là mảng được khai thác nhiều hơn, cụ thể con số 198 công ty chuyển phát quốc tế cùng 164 công ty chuyển phát trong nước đã chứng minh điều đó.
- Dịch vụ giao hàng thu tiền: Thương mại điện tử giúp việc phân phối hàng hóa dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ thực hiện thông qua các thiết bị điện thoại di động, máy tính thông minh. Vì vậy, các dịch vụ E-Logistics trong thương mại điện tử được sử dụng chủ yếu nhằm tạo sự phù hợp với các loại hàng hóa số lượng ít và có giá trị không cao.
- Dịch vụ giao hàng chặng cuối: Dịch vụ này là sự kết hợp của giao thông vận tải và trung tâm phân loại. Dịch vụ này giữ vai trò quan trọng đối với các sàn thương mại điện tử hiện nay bởi sức mua ở các sàn này hiện nay rất cao.

Có nhiều loại dịch vụ E-Logistics để đáp ứng khách hàng
Dự báo phát triển E-logistics ở Việt Nam
Hòa nhập xu hướng của thế giới, Việt Nam đã và đang có sự chuyển đổi từ Logistics truyền thống sang E-Logistics, ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng. Đã có nhiều công ty Logistics lớn sử dụng E-Logistics tại Việt Nam, nổi bật trong đó có thể kể đến là DHL Express. Đây là một trong những đơn vị tiên phóng ứng dụng E-Logistics vào hoạt động giao nhận, quản lý chuỗi cung ứng với số lượng đơn hàng tăng 10% lên 20% (từ năm 2013 đến 2016).

E-Logistics tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
Bên cạnh đó, thời điểm đầu tháng 10/2017, USP Việt Nam cũng đã thông báo tăng cường dịch vụ ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam. Thời gian chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực châu Á cũng được cải thiện từ 2 xuống 1 ngày, khu vực châu Âu từ 3 xuống 2 ngày. Thời gian nhận hàng trễ nhất trong ngày cũng được tăng thêm 3 giờ.
USP đã đầu tư rất nhiều tiền cho công nghệ để đem lại dịch vụ cao cấp hơn cho khách hàng. Điển hình là dịch vụ giao hàng nhanh, dịch vụ cung cấp thời gian giao hàng dự kiến và giám sát tình trạng đơn hàng. Đồng thời, dịch vụ còn hỗ trợ gửi trả hàng quốc tế, hỗ trợ tạo nhãn giao hàng và hóa đơn thương mại.
Việt Nam với sự phát triển vượt bậc đã trở thành thị trường lớn thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau Indonesia với dịch vụ E-Logistics. Đây dần trở thành yếu tố để tạo sự cạnh tranh trong thương mại điện tử. Việc đầu tư một cách bài bản vào E-Logistics giúp các doanh nghiệp dễ dàng vượt qua nhiều đối thủ khi kinh doanh. Với xu hướng ứng dụng E-Logistics mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp, có thể thấy sự phát triển của E-Logistics ở Việt Nam trong thời gian tới là một tín hiệu tốt.
Hy vọng những thông tin mà Fulfillment cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về E-Logistics là gì cũng như ưu điểm và vai trò của hệ thống này với các doanh nghiệp. Để các hoạt động trong chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn, việc áp dụng các phần mềm quản lý kho hàng là điều mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
Hệ thống quản lý kho hàng của Fulfillment Vietnam sẽ là lựa chọn hàng đầu hiện nay dành cho doanh nghiệp bạn. Efex sẽ hỗ trợ bạn tối đa hóa hiệu quả của kho hàng để từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp bạn lên tầm cao mới.
Nếu còn gì thắc mắc về E-Logistics cũng như cần được tư vấn về hệ thống quản lý kho hàng, liên hệ ngay Fulfillment Vietnam để được hỗ trợ tốt nhất.