Sàn thương mại điện tử Shopee đã trở thành cái tên quen thuộc trên thị trường Việt Nam. Vậy để bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì? Muốn thu về lợi nhuận và thành công trên kênh mua sắm này, chủ shop cần thực hiện đầy đủ và cẩn trọng ở từng giai đoạn.

Shopee – sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
Contents
- 1 Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì? Lựa chọn sản phẩm muốn bán
- 2 Kế hoạch bán hàng trên Shopee
- 3 Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì? – Nghiên cứu đối thủ trên Shopee
- 4 Nguồn vốn để kinh doanh
- 5 Chiến lược Marketing cho sản phẩm trên Shopee
- 6 Tạo thương hiệu trên Shopee
- 7 Tính toán nhân sự vận hành trên Shopee
Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì? Lựa chọn sản phẩm muốn bán
“Bán hàng trên Shopee cần những gì?” – một câu hỏi khá quen thuộc với những người đang quan tâm tới nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee. Bước đầu tiên, bạn phải lựa chọn được danh sách sản phẩm/ngành hàng muốn kinh doanh. Lời khuyên là nên bán những mặt hàng theo xu hướng và nhu cầu, thị hiếu của người dân. Khi mở tài khoản trên Shopee, chủ shop cần chú ý cân đối mức độ cạnh tranh của hàng hóa hoặc lựa chọn dịch vụ fulfillment phù hợp. Vậy dịch vụ fulfillment là gì?
Một gian hàng Shopee bạn nên bao gồm 3 loại sản phẩm:
- Sản phẩm “chim mồi” (chiếm khoảng 10%): Đây là những mặt hàng có giá rẻ không (hoặc ít) đem về lợi nhuận cho người bán. Chúng được nhiều người để tâm và sẵn sàng ấn thêm vào giỏ hàng. Những sản phẩm này thường xuất hiện trong các đợt Flash Sale 1K, 9K, 99K vào ngày 12/12, 1/1, 15/1,…,các dịp lễ, Tết.
- Sản phẩm chủ lực (chiếm khoảng 70%): Chúng là những sản phẩm chủ chốt, tạo ra lợi nhuận chính cho gian hàng. Chúng có thể đem bán quanh năm. Để đẩy nhanh tiến độ kinh doanh, các chủ shop có thể giảm giá nhẹ các sản phẩm này vào dịp sale của Shopee.
- Sản phẩm “tương lai” (chiếm khoảng 20%): Những sản phẩm này thường có giá cao, thu về nhiều lợi nhuận. Thế nhưng chúng lại khó cạnh tranh với các mặt hàng khác và khó thu hút người mua.

Khi kinh doanh, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện cá nhân
Kế hoạch bán hàng trên Shopee
Nhằm mục đích thu hút số lượng lớn người mua, chủ shop cần chuẩn bị gì khi bán hàng trên Shopee? Muốn làm được như vậy, các bạn phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh chính xác, thích hợp.
Kế hoạch bán hàng được ví như chiếc chìa khóa dẫn đến thành công cho các chủ shop. Người bán cần xác định được rõ mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, cách quảng bá,… dựa trên số vốn, nguồn lực hiện có.
Quy trình tạo lập kế hoạch bán hàng trên Shopee bao gồm những bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Xác định được mục tiêu mong muốn đạt được khi tiến hành kinh doanh.
- Bước 2: Xây dựng danh sách khách hàng mà shop hướng đến.
- Bước 3: Khảo sát, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Bước 4: Hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể, chi tiết.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch bán hàng dự phòng.
- Bước 6: Dự toán những khoản ngân sách mà doanh nghiệp phải chi trả.
- Bước 7: Triển khai, thực hiện các hoạt động được đề xuất trong kế hoạch.
- Bước 8: Theo dõi và giám sát kế hoạch để thích ứng với tất cả các tình huống có thể xảy ra.
Xem thêm: Bán hàng trên shopee có cần máy in không?

Thiết lập kế hoạch bán hàng cụ thể giúp bạn dễ dàng đạt được thành công
Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì? – Nghiên cứu đối thủ trên Shopee
Muốn bán hàng trên Shopee cần những gì? Công việc tiếp theo mà các bạn nên chuẩn bị kỹ càng đó chính là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Nhờ việc phân tích và nghiên cứu các cửa hàng đối thủ, bạn sẽ biết shop của mình được khách hàng đánh giá như thế nào, có những ưu – nhược điểm gì. Từ đó chủ shop có thể đưa ra phương hướng giải quyết, tìm cách phát huy những lợi thế và thay đổi những điểm chưa tốt.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Shopee được thực hiện qua 4 bước sau:
- Bước 1: Thiết lập danh sách những đối thủ cạnh tranh cùng ngành và những ngành khác có liên quan.
- Bước 2: Phân loại các đối thủ cạnh tranh thành 3 nhóm: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ tiềm ẩn.
- Bước 3: Thu thập đầy đủ, chi tiết và chính xác tất cả các thông tin về đối thủ cạnh tranh.
- Bước 4: Thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trên những phương diện như giá cả, các loại sản phẩm, tương tác trên nền tảng mạng xã hội, yêu cầu từ khách hàng,…
Xem thêm: 8 Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả cho người mới

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược hoạt động chính xác
Nguồn vốn để kinh doanh
Kinh doanh trên Shopee cần những gì? Nguồn vốn là điều kiện, yếu tố cực kỳ cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh. Nó được xem như huyết mạch, quyết định đến sự thành bại khi khởi nghiệp.
Muốn huy động vốn để đầu tư vào bán hàng trên Shopee, các bạn có thể sử dụng những cách sau đây:
- Sử dụng nguồn vốn sẵn có của bản thân.
- Kêu gọi đầu tư từ những người thân, bạn bè.
- Vay vốn từ ngân hàng để kinh doanh, bán hàng.
- Sử dụng thẻ tín dụng để làm nguồn vốn…
Xem thêm: 8 bí quyết kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả để duy trì hoạt động kinh doanh
Trước khi huy động vốn kinh doanh, các chủ shop cần có kế hoạch cụ thể, khả thi; lường trước được tất cả những rủi ro có thể xảy đến và dự trù sẵn biện pháp xử lý. Hãy sử dụng nguồn vốn của bạn thật hợp lý để đem về hiệu quả lợi nhuận cao nhất!
Chiến lược Marketing cho sản phẩm trên Shopee
Để bán hàng trên Shopee cần những gì? Ngoài những yếu tố kể trên, người bán hàng cần có chiến lược marketing hiệu quả.
Việc xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm chưa bao giờ là điều dễ dàng với các nhà kinh doanh. Nó đòi hỏi một quá trình liên tục, mang tính lâu dài. Để kế hoạch marketing đạt được thành công, người bán cần đảm bảo thực hiện tốt từ những công đoạn nhỏ nhất.
Để khắc phục được những khó khăn vướng mắc trong quá trình tìm kiếm chiến lược marketing phù hợp cho shop của bạn, hãy chú ý những điều sau đây:
- Lựa chọn nền tảng quảng bá sản phẩm phù hợp: quảng cáo Shopee (nền tảng nội sàn), hay các nền tảng ngoại sàn như trang web, nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram,…
- Lên kế hoạch thực hiện chiến lược marketing chi tiết.
- Theo dõi kỹ càng hiệu quả mà chiến lược marketing đem lại.
- Khi thấy chiến lược không hiệu quả, bạn cần điều chỉnh kịp thời để không làm gián đoạn quá trình kinh doanh.
Xem thêm: Nên bán gì trên Shopee? 8 mặt hàng bán chắc chắn lãi

Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm thích hợp là điều cực kỳ cần thiết
Tạo thương hiệu trên Shopee
Muốn bán hàng trên Shopee cần gì? Bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân để người mua dễ dàng nhận diện khi tìm kiếm và mua hàng. Thương hiệu giúp sản phẩm trở nên nổi bật hơn so với những sản phẩm tương tự đến từ các shop khác.
Các shop cần đăng ký thương hiệu trên hệ thống của Shopee thì mới có thể thêm vào thông tin sản phẩm. Khi sử dụng Shopee, các bạn có thể vào mục “Thông tin cơ bản” để thêm tên thương hiệu. Nếu là thương hiệu chưa có sẵn trên hệ thống, hãy ấn vào mục “Nhấn vào để thêm thương hiệu của bạn” và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Shopee sẽ xét duyệt đơn đăng ký của bạn và trả kết quả trong khoảng 5 ngày làm việc.
Tính toán nhân sự vận hành trên Shopee
Vận hành kênh bán hàng trên Shopee quả thực là điều không quá dễ dàng, chủ Shop cần tính toán nhân sự sao cho phù hợp nhất. Với từng quy mô kinh doanh, số lượng nhân sự sẽ có sự chênh lệch, khác biệt.
Các shop cần dựa trên kế hoạch, mục tiêu kinh doanh để thực hiện tuyển dụng nhân sự. Nhân viên được tuyển phải đảm bảo hoàn thành thật tốt những đầu việc được giao và hỗ trợ nhiệt tình cho các đồng nghiệp khác. Về phía người quản lý, cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp, có chiến lược vận hành nhân sự hiệu quả, thực hiện các hoạt động đào tạo chuyên môn,…

Vận hành, quản lý nhân sự hiệu quả để đảm bảo tiến độ kinh doanh
Thông qua bài viết này, Order Fulfillment Việt Nam hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì?” Chúc các bạn sẽ thành công khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử Shopee!
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với Order Fulfillment Vietnam:
Order Fulfillment Vietnam
- Địa chỉ: 8 Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
- Phone: +84 98 145 88 99
- Email: [email protected]